Chia sẻ kinh nghiệm thi JLPT xương máu giúp bạn trải qua kỳ thi hiệu quả

JLPT (Japanese-Language Proficiency Test) là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật được tổ chức hai lần mỗi năm, vào tháng 7 và tháng 12. Kỳ thi này thu hút đông đảo thí sinh tham gia, từ những người mới bắt đầu học tiếng Nhật cho đến những người đã có trình độ cao.

Để đạt được kết quả tốt trong kỳ thi JLPT, đòi hỏi thí sinh phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược học tập hiệu quả. Dưới đây là một vài kinh nghiệm xương máu mà tôi đã rút ra được sau nhiều lần tham dự kỳ thi này:

1. Đừng để thời gian trôi đi

Bạn đừng mong việc sẽ có thời gian quay trở lại câu trắc nghiệm đó mà nghĩ rằng “khó quá thôi tạm thời bỏ qua, lát xem lại”. Sẽ không còn thời gian cho bạn làm việc đó đâu. Nếu thấy khó, hãy quyết định đáp án bạn “tình nghi” nhất, còn không thì phải quyết định 1 trong 4 đáp án. Còn hơn để rồi đến cuối cùng, bạn chẳng có thời gian để xem lại và chọn đáp án nào.

2. Tâm lý về độ khó

Tâm lý về độ khó cần được chuẩn bị như sau: Dễ nhất vẫn là ngữ pháp, khó hơn tí là từng vựng, khó hơn tí nữa là kanji, khó nhất vẫn đọc hiểu và nghe hiểu. Giữa đọc hiểu và nghe hiểu thì tùy bạn mà xem cái nào khó hơn, cá nhân mình ngại đọc hiểu hơn cả nghe hiệu. Hãy cố gắng kiếm thật nhiều điểm ở ngữ pháp, từ vựng và kanji.

Trước khi thi, bạn nên ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thi.

3. Chiến lược cho phần đọc hiểu

Ở phần đọc hiểu, hãy đọc câu hỏi trước để xem nó hỏi gì, dù không thể tỏ tường hết nhưng cứ mặt kệ. Sau đó trở lại bài đọc hiểu để tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Khi hai thông tin: thông tin chất vấn trong câu hỏi và thông tin trả lời trong bài đọc hiểu khớp với nhau, bạn sẽ nhận ra ngay, và khả năng đúng sẽ cao hơn. Như vậy lại tiết kiệm thời gian hơn, đó là cảm nhận của chính mình.

image 22
Chia sẻ kinh nghiệm thi JLPT xương máu giúp bạn trải qua kỳ thi hiệu quả

4. Chiến lược cho phần nghe hiểu

Ở phần nghe hiểu, vứt bỏ hết những lý do không thể thay đổi như “bị ồn cái gì đó”, “kỹ thuật không tốt”, “căng thẳng sau nhiều phần thi trước”…vì chẳng nghĩa lý gì ngay lúc đó đâu. Hãy tập trung tối đa mà nghe. Thường thì, mình sẽ tự vấn “sao dễ vậy được” khi mình phát hiện ra nên chọn một đáp án nào đó. Bởi vì thông thường sẽ có chút “lắt léo” nào đó trong câu hỏi, hơn là dễ dàng theo kiểu nghe từ nào thì sẽ hỏi từ ấy. Như vậy bạn sẽ tránh bị “lừa”.

5. Kỹ năng nghe – chìa khóa thành công

Nói thêm chút về phần nghe: kỹ năng nghe để vượt qua JLPT là kỹ năng được xác lập trong cả một quá trình ôn luyện. Bạn không thể trước khi thi vài ngày mà tăng trình độ nghe. Với ngữ pháp, từ vựng, kanji…trước khi thi 1 tuần bạn ranh thủ ôn lấy ôn để mà nhồi nhét, cũng có thể hiểu quả ở khía cạnh nào đó, nhưng với nghe thì không. Thế nên, hãy luyện nghe nghiêm túc nhiều tháng nếu muốn vượt qua phần này. Nhiều bạn rớt chỉ vì phần nghe.

6. Sau khi thi JLPT

Thi xong hãy mặc kệ mọi thứ, bạn không thể thay đổi được gì nữa. Đừng cố suy nghĩ về bài thi vì bạn đã cố gắng hết sức rồi. Hãy thưởng cho mình một buổi xả hơi làm gì đó và “hồn nhiên” chờ kết quả. Thực ra, thi xong là có thể biết đậu hay rớt rồi. Chỉ là bạn có chấp nhận kết quả đó hay không thôi. Cuối cùng, quá trình học và ôn nghiêm túc mới đem lại kết quả xứng đáng, với JLPT thì chuyện may rủi chỉ là một chút xíu xìu xiu mà thôi.

Nghỉ ngơi sau kỳ thi JLPT
Nghỉ ngơi sau kỳ thi JLPT

Sau mỗi lần thi, bạn nên rút kinh nghiệm để cải thiện kết quả cho những lần thi sau. Hãy xem lại bài thi của bạn, xác định những phần kiến thức bạn còn yếu và tập trung ôn luyện những phần đó.

Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của giáo viên hoặc những người có kinh nghiệm để rút ra được những bài học bổ ích.

Hy vọng những kinh nghiệm xương máu trên sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi JLPT sắp tới!

Các bạn có thể xem thêm nhiều thông tin khác ở GenZ Insight 🚀 nhé!