MẸO LÀM ĐỌC HIỂU JLPT N2 VÀ N3

Kỹ năng đọc hiểu là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc nắm vững một ngôn ngữ nước ngoài. Trong kỳ thi JLPT (Japanese Language Proficiency Test), các bài thi đọc hiểu của cấp độ N2 và N3 đòi hỏi sự hiểu biết vững vàng về từ vựng cũng như khả năng hiểu các đoạn văn phức tạp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các mẹo và kỹ thuật để cải thiện khả năng đọc hiểu cho hai cấp độ này.

1. Giới thiệu về phần đọc hiểu jlpt N2 và N3

Cơ bản, phần đọc hiểu của kỳ thi JLPT N2 và N3 bao gồm ba phần chính: Đoạn văn ngắn (短文), Đoạn văn vừa (中文), và Đoạn văn dài (長文), cùng với phần Tìm kiếm thông tin (情報検索). Thông thường, các câu hỏi trong phần này có thể bao gồm:

  1. この文章の内容として最も適切なものは どれですか。( Nội dung đoạn văn )
  2. この文章で筆者が最も言いたいことは何ですか。(Ý tác giả )
  3. これ、それ、あれ は何を指しているか。( Chỉ thị từ )
  4. 誰?何?正しい答えを選ぼう ( Ai ? cái gì ? đáp án đúng ? )
  5. 何々について ( Phần gạch chân )
  6. なぜ、どうして….. ( tại sao )
MẸO LÀM ĐỌC HIỂU JLPT N2 VÀ N3
MẸO LÀM ĐỌC HIỂU JLPT N2 VÀ N3

2. Những chú ý khi đọc các câu hỏi

Câu hỏi 1 và 2:  Là nội dung và ý tác giả. Chú ý đến những câu thể hiện ý tác giả , suy nghĩ của tác giả :

  • “~と思います” (Tôi nghĩ rằng…)
  • “~はずです” (Nên là…)
  • “~のです” (Đó là…)
  • “~でしょう” (Có lẽ…)
  • “~しよう” (Có lẽ…)
  • “~てください” (Làm ơn…)
  • “~かもしれない” (Có thể…)
  • “~てほしい” (Muốn…)
  • “~必要がある” (Điều quan trọng là …)

Câu hỏi 3 : Chia làm 2 trường hợp là これ và それ、あれ

– これ : thì đáp án thường nằm ngay trong câu đó. Vì hiểu đơn giản : Kore là cái này. Thì trong câu đại khái là : これはN です.

– それ、あれ: Đáp án thường nằm ở ngay câu trước đó ( phần ít nằm ở câu trước nữa )
Ví dụ đơn giản để hình dung ra tại sao lại như thế :
Việt Nam có rất nhiều món ăn ngon như phở , bánh cuốn , bún chả , nem cuốn , gỏi cuốn , phở cuốn , bún bò Huế…. Đặc biệt là món Phở rất nổi tiếng . Bạn đã từng ăn món đó chưa ?

Ví dụ: ベトナムは フォーとか ブンチャーとかをはじめ 美味しい食べ物が多いです。特にフォーがすごく有名なんです。それを食べたことがありますか。
Đọc ngay câu trước sẽ ra ngay đó chính là Phở .
Vậy nên それ、あれ thường là chỉ thị từ thay thế cho danh từ xuất hiện ngay trước nó .

Câu 4 : Ai , cái gì , cái nào đúng , chọn đáp án đúng.

Đáp án hay nằm trong mẫu câu : Bị động , sai khiến , bị động sai khiến , ~てほしい

Câu 5: Câu hỏi về cái gì ?

Nên chú ý đến từ khóa được nhắc đến trước từ ~ついて
Đáp án thường nằm trong câu mà có từ khóa trước đó .

Câu 6: Câu hỏi tại sao ?

Hãy gạch chân những liên từ thuận từ ( そのため、それで、だから、ですから、で、よって、こうして、このため、このために、このようなわけで、すると、したがって、そうして、そうすると、そうだとすれば、その結果、だって、それゆえに、だったら… )
Liên từ chỉ lí do , nguyên nhân – kết quả.
Nên chú đến phần có những liên từ trên. Đáp án thường nằm trong câu chứa liên từ nguyên nhân – kết quả.

3. Các bước làm bài đọc hiểu tiếng Nhật

BƯỚC 1: Đọc lướt qua toàn bộ bài đọc: (Nếu không có thời gian thì bỏ qua bước 1)

Có thể các bạn không biết, văn phong của người Nhật phần lớn thuộc 2 dạng:
– Diễn giải: Câu đầu đoạn là câu chủ đề.
– Quy nạp: Câu cuối đoạn là câu chủ đề.

Do đó, khi đọc lướt các bạn nên chú ý trọng tâm vào các câu đầu đoạn/ cuối đoạn để nắm được ý chính của bài.

BƯỚC 2: Đọc câu hỏi:

Đọc nội dung câu hỏi thật kĩ xem người ta muốn hỏi gì. Nhiều bạn, vì không đọc kĩ câu hỏi cho nên đã xác định sai chủ/vị và ý đồ của tác giả, mà chọn đáp án sai ngay từ khi mới bắt đầu.

Do đó, hãy đọc hiểu kĩ nội dung câu hỏi nhé!

BƯỚC 3: Quay lại đọc bài đọc chính:

🌸 Lúc này, ta vừa đọc, vừa dịch ở trong đầu. Gạch chân những ý trọng tâm mà na ná ở phần câu hỏi ban nãy đã đọc (Có thể áp dụng gạch chân keywords)

🌸 Chú ý nhất vào các câu liên từ, các từ nối: しかし, ただし,なお、でも、が、けれど、けれども… Vì đằng sau chúng chính là phần đổi ý của tác giả.

BƯỚC 4: Trả lời lần lượt câu hỏi, đọc kĩ CÂU TRẢ LỜI của từng câu hỏi:

Sau khi làm 3 bước trên, đến bước 4 này ta đã nắm chắc được nội dung bài đọc. Đọc kĩ nội dung câu trả lời, gạch chân những ý khác biệt giữa 4 đáp án.

Để chắc chắn hơn, ta có thể nhìn lại những từ đã gạch chân trong bài (Bước 3) và đối chiếu với các đáp án.

  • ta có thể biết được câu nào đúng, câu nào phải loại đi.

Áp dụng đúng 4 bước trên, những đáp án chúng ta phân vân sẽ không còn nữa, các bạn sẽ rất khó “bị lừa”. Chú ý: Nếu đọc nhanh thì có thể tìm đáp án bằng phương pháp loại trừ ( loại đáp án sai còn lại là đáp án đúng ). Nếu đọc chậm thì tìm đáp đúng, khớp với bài nhất .

4. Các mẹo đọc hiểu N2 và N3 cần lưu ý

Các mẹo đọc hiểu N2 và N3
Các mẹo đọc hiểu N2 và N3

Mẹo 1

Trong khi làm bài đọc hiểu khi thi JLPT, đến câu hỏi về nội dung và lý do của phần gạch chân dưới thì các bạn hãy đọc kỹ nội dung trước hoặc sau phần gạch chân đó. Lý do bởi chắc chắn có gợi ý đáp án ở đó. Rất ít trường hợp mà gợi ý trả lời ở xa phần gạch chân.

Mẹo 2

Khi làm bài tập đọc hiểu tiếng nhật cần hết sức chú ý với ngữ pháp 「 のではないだろうか。」– chẳng phải là hay sao.
Đây là dạng câu hỏi thể hiện ý kiến của tác giả một cách chừng mực, có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”. Ví dụ: Anh ấy vẫn tươi cười nhưng thật sự thì chẳng phải là anh ta cũng đang rất đau khổ đấy hay sao?→ Tôi nghĩ là anh ấy đang rất đau khổ.

Mẹo 3

Khi tham gia kỳ thi JLPT mà bắt gặp câu có chứa từ nối mang ý phủ định “tuy nhiên” thì các bạn cần phải nhớ rằng đoạn văn đằng sau từ “tuy nhiên” mới là nội dung chính thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả (thường là đáp án). 

Mẹo 4

Trước khi đọc đoạn văn, các bạn hãy đọc tiêu đề bài hoặc câu chủ đề (thường ở đầu hoặc cuối đoạn văn) để nắm được nội dung khái quát của bài. Khi đã biết trước chủ đề, bạn sẽ dễ dàng hiểu được nội dung của từng câu hay đoạn nhỏ để từ đó có được đáp án của câu hỏi.

Mẹo 5

Mục đích của bài đọc hiểu trong kỳ thi JLPT là người đọc cần phải hiểu rõ chính xác ý kiến cá nhân của tác giả. Bởi vậy, các bạn cần đặc biệt lưu ý đến những đoạn văn, câu văn có chứa những từ nối như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là … hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không khác gì hơn là … Đằng sau những cụm từ đó thường là nội dung chính. 

Mẹo 6 

Câu văn dạng định nghĩa (~ nghĩa là) thường sẽ mở đầu cho một chuỗi những triển khai chặt chẽ cho nội dung tiếp theo cũng như suy nghĩ của tác giả. Bạn cần phải tập trung vào những câu như vậy để nắm bắt được ý.

Mẹo 7 

Nếu có diễn đạt bằng ví dụ thì cũng nên xem qua phần giải thích nội dung đó, nếu tùy tiện lý giải bằng suy nghĩ của chính mình sẽ dễ dẫn đến hiểu sai ý tác giả. (Lưu ý rằng không nên tự áp đặt những thường thức của bản thân vào câu trả lời. Ví dụ từ trước các bạn được học là Cafe không tốt cho sức khỏe, vì vậy khi đọc bài liên quan đến cafe các bạn sẽ có khuynh hướng suy nghĩ câu trả lời là café có hại nhiều hơn có lợi trong khi bài đọc của tác giả lại nêu quan điểm ngược lại).

Mẹo 8 

Từ được lặp lại nhiều lần chính là từ khóa. Chính vì thế, đoạn văn chứa từ khóa đa số là giải thích về từ khóa hoặc là quan điểm của tác giả nên tuyệt đối không được bỏ qua những đoạn văn như thế.

Mẹo 9

Đối với dạng câu hỏi Đúng – sai, các bạn không nên vội vàng đưa ra đáp án bởi rất dễ “mắc bẫy” của đề. Hãy nhớ rằng phần được viết sai không phải đáp án sau đó sử dụng phương pháp loại trừ kết hợp suy luận để tìm ra được đáp án đúng. 

Mẹo 10 

Khi làm câu hỏi dạng điền từ, cần phải tìm nội dung thông tin có ý nghĩa liên quan, thường ở ngay phía sau của chỗ trống cần điền. Bạn cần phải nắm bắt nội dung một cách logic của đoạn văn trước và sau từ cần điền.

Mẹo 11

Đôi khi trong kỳ thi JLPT phần đọc hiểu, chúng ta hay bắt gặp những câu có cách diễn đạt như “B chứ không phải A”, “thà là B hơn là A”, “B hơn A”, “B đúng hơn là A”. Với trường hợp này, bạn hãy chú ý đến B. Đây là cách diễn đạt lấy A làm “bàn đạp” để hướng người đọc đến B của tác giả.

5. Kết luận

Cuối cùng, không quên rằng dù có áp dụng bất kỳ mẹo hay kỹ thuật nào đi nữa, thì việc học hành đầy đủ vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Hãy đầu tư thời gian và công sức để hiểu biết sâu hơn về ngữ pháp, từ vựng, và cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh khác nhau. Sự tự tin trong kỳ thi JLPT sẽ đến từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kiến thức vững chắc. Hãy không ngừng rèn luyện và tiến bộ trong hành trình học tiếng Nhật của bạn. Chúc bạn may mắn và thành công!

Các bạn có thể xem thêm nhiều thông tin khác ở GenZ Insight  nhé!